Công ty CP Cơ Khí & Dịch Vụ Thương Mại An Bình
  • CSSX: Thôn Phạm Dùng, Xã An Hồng
    Huyện An Dương , TP Hải Phòng

  • Call Us: 096 999 0779 / 0961 733 156 / 0986 925 999
    KonG.dv@anbinhck.com / toshiyuki.hayashi@anbinhck.com (日本語) / hoa.tt@anbinhck.com

Thúc đẩy công nghệ ngành cơ khí


Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), trang thiết bị công nghệ các doanh nghiệp cơ khí hiện nay còn lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với thế giới. Riêng về trình độ công nghệ, đối với một số lĩnh vực cụ thể như công nghệ thiết kế của Việt Nam được đánh giá tương đương khoảng gần 70% so thế giới; công nghệ gia công cũng tương đương 70%; công nghệ đo kiểm ở mức khá hơn là 78% và công nghệ lắp ráp ở mức 76%.

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, thực trạng trình độ công nghệ ngành cơ khí Việt Nam chưa theo kịp với thế giới có một phần nguyên nhân đến từ việc cụ thể hóa những cơ chế, chính sách hỗ trợ còn lúng túng, thiếu đồng bộ. Mặt khác, kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm so với nhu cầu ngành cơ khí chưa tương xứng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, chưa coi trọng đầu tư cho việc đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong công nghiệp cơ khí còn thiếu hụt, môi trường chưa đủ hấp dẫn và khuyến khích được đội ngũ trí thức có trình độ cao trong lĩnh vực cơ khí ở nước ngoài tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Để thúc đẩy sự phát triển công nghệ cho ngành cơ khí, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển các công nghệ sản xuất. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ cao, công nghệ ưu tiên phát triển như vật liệu mới, nhiệt luyện, chế tạo khuôn mẫu chính xác,... Để làm được điều đó, trước hết cần rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cơ khí nói riêng tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; tăng cường kết nối, chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp công nghệ tiên tiến trên thế giới, chú trọng đến các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, giới thiệu chuyển giao công nghệ để các doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Các doanh nghiệp cơ khí cần nhận thức đúng vai trò của khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là vai trò của người đứng đầu, từ đó định hướng tập trung nghiên cứu, phát triển phù hợp nhu cầu thị trường và điều kiện của doanh nghiệp. Mặt khác, cần chủ động tăng cường kết nối với các nhà khoa học tại các viện, trường, tổ chức hay trung tâm nghiên cứu trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

(nguồn: theo Chí Công, https://nhandan.com.vn/)


Bài liên quan